Bị mẹ bỏ rơi lúc 4 tuổi, lấy chồng từ thuở 12, làm mẹ khi mới 13 tuổi, Baby Halder - người phụ nữ có tuổi thơ đau buồn, tăm tối đó đã trở thành một nhà văn ăn khách trên văn đàn Ấn Độ với cuốn tự truyện "A Life Less Ordinary" (Một cuộc đời không mấy bình thường).

Từ người giúp việc gia đình trở thành nhà văn ăn khách Baby_haldar_030224

​ Năm 25 tuổi, Halder đã là mẹ của 3 đứa trẻ. Một nách nuôi con dại, cô phải làm "ôsin" cho hết nhà này đến nhà khác. Đầu tắt mặt tối, Halder không có chút thời gian nào để ngẫm nghĩ về cuộc đời nhọc nhằn, nghiệt ngã của mình, nói gì đến việc đọc hay viết sách. Nhưng mọi việc đã hoàn toàn thay đổi khi cô đến ở thuê cho một học giả đáng kính đã nghỉ hưu tên là Prabodh Kumar. Một lần, khi bắt gặp người giúp việc dán mắt vào giá sách của mình, Kumar đã nhận ra niềm đam mê chữ nghĩa tiềm ẩn trong con người Halder. Ông đưa cho cô một cây bút, một cuốn vở học sinh và khuyến khích cô viết.

A Life Less Ordinary là những dòng hồi ký còn nóng hổi được Halder vắt kiệt sức mình rót lên trang giấy sau khi đã hoàn thành trăm công nghìn việc không tên của một người giupviecgiadinh.com.vn/ - giúp việc gia đình. Viết đến đâu, cô đưa cho Prabodh Kumar đọc đến đấy. Ấn tượng trước sự phát hiện của mình, ông không ngừng động viên cô viết tiếp.

Sau khi Halder hoàn thành, Kumar đã phải mất vài tháng để giúp “ô sin” của mình sắp xếp lại bản thảo, cắt bỏ bớt các đoạn trùng lặp và sửa chữa cả những lỗi chính tả, câu cú.

Cuốn sách được dịch ra tiếng Anh đầu năm nay và nhanh chóng trở thành một best-seller.

Về mặt nội dung, A Life Less Ordinary được coi là một Angela's Ashes của Ấn Độ. Angela's Ashes là hồi ký về thời thơ ấu gian khổ của tác giả người Ireland Frank McCourt. Cuốn sách từng đoạt giải Pulitzer.

Nhưng xét về mặt văn phong, tác phẩm của Halder dường như có rất ít khả năng chạm đến các giải thưởng văn học. Giọng kể của cô xù xì, thô vụng, nhân vật được xây dựng chưa nhuần nhuyễn. Dẫu vậy, cuốn sách vẫn là những trang viết gây xúc động sâu sắc về cuộc sống của những người phụ nữ Ấn Độ bị đẩy đến cảnh bần cùng hóa.

Tự truyện của Halder là tiếng nói của một nhóm những người vì hạn chế về giáo dục và tính chất của môi trường sinh hoạt đã luôn phải sống trong im lặng. Cuốn sách mở ra cái nhìn sâu hơn vào những khía cạnh mới của đời sống Ấn Độ mà các tiểu thuyết gia nước này thường không để tâm đến.

Halder viết một cách chân thật, không màu mè, không một vết dấu của sự than thân trách phận. Tác phẩm mở đầu bằng những băn khoăn của một đứa bé bị mẹ bỏ rơi. Mẹ cô, do quá mệt mỏi với người chồng bất tài và thường xuyên vắng nhà, đã bỏ đi bặt tăm cho đến nay, không để lại một lời nhắn gửi.

Với lối viết trần trụi, không một chút xúc động, Halder kể về chuyện bị bố đánh vì “trót dại” kể với bạn bè rằng nhà mình không còn có gì để ăn; về những người mẹ kế đã bước vào cuộc đời bố con cô như thế nào; về sự thôi học của mình vì những thiếu thốn vật chất và những biến động trong cuộc sống gia đình, về đám cưới đột ngột của người chị cả khi bố cô không đủ sức nuôi mấy chị em…

Khi bản thân Halder buộc phải lấy chồng, cô còn quá trẻ để nhận thức được điều gì sẽ chờ đợi mình phía trước. Sau khi gặp mặt người chồng tương lai gấp đôi tuổi mình, cô bé 12 tuổi sung sướng “buôn chuyện” với bạn bè: “Lấy chồng có lẽ cũng tốt, ít nhất thì tớ cũng có cái để mà ăn”.

Thậm chí vài giờ trước khi lễ cưới diễn ra: “tôi vẫn nhảy múa, hát ca một cách hạnh phúc vì điều đó”, cô viết.

Cơn ác một của cuộc sống hôn nhân ập đến không lâu sau đó. Halder có thai. Khi vừa hiểu được chuyện gì đang xảy ra, cô bé liền bị bác sĩ quở trách, tại sao lại quyết định làm mẹ sớm như vậy.

Sau khi hai đứa con tiếp theo ra đời, Halder bị chồng hành hạ như cơm bữa. Có lần hắn còn dùng cả đá tảng đập vào đầu cô. Người chị lớn của Halder cũng bị người em rể vũ phu này sát hại.

Halder quyết định trốn chạy khỏi cuộc hôn nhân kinh hoàng này. Cô ôm con bỏ trốn đến Delhi. Tại đây, cũng như nhiều phụ nữ khác, cô trở thành người giupviecgiadinh.com.vn/ - giup viec gia dinh cho những gia đình trung lưu mới phất lên tại thủ đô.

Để thoát khỏi cuộc sống quẫn bách, Halder đành phải cho đứa con trai lớn chưa đủ tuổi lao động của mình đi giúp việc cho các gia đình. Bản thân cô cũng nhận làm công cho những ông chủ độc ác, tàn nhẫn. Chủ nhà của Halder dường như đã mất hết tình người, họ bắt cô nhốt những đứa trẻ còn lại suốt ngày trên gác mái trong khi Halder làm việc nhà.

Trong cuốn sách, cô từng viết về một bà chủ của mình: “Ngay khi bà vừa ngồi xuống, tôi lập tức phải hầu nước, hầu trà hay bất cứ thứ gì bà muốn. Rồi tôi massage cho bà từ đầu đến chân. Công việc chẳng bao giờ kết thúc”.

Halder không gay gắt đổ lỗi, buộc tội cha và chồng mình nhưng sự thật về quá trình chịu đựng của cô đã tố cáo tất cả. Cuốn sách đơn giản là sự ghi chép lại những hành động tàn ác, bất nhân mà không cần phải thêm thắt bằng bất cứ thủ thuật văn chương nào.

Khi báo chí thực hiện cuộc phỏng vấn với Halder tại nhà của Kumar, Halder vẫn muốn được coi là một người giúp việc hơn là một nhà văn. Cô không chịu ngồi cho tới khi đã rót nước mời tất cả mọi người.

Halder tâm sự: “Khi viết, tôi cảm thấy như đang được tâm sự với một ai đó. Để khi viết xong, tôi cảm thấy nhẹ nhõm hơn, như là đã trút được nỗi hờn giận về một người bố không hề quan tâm đến tôi, về một người chồng không biết thương vợ. Tôi chưa từng nghĩ là mọi người lại thích đọc những gì tôi viết”.

Tuy nhiên, Kumar đã là người đầu tiên ấn tượng bởi câu chuyện của Halder.

“Tôi ngạc nhên lắm. Tôi biết đây là một cuốn sách đặc biệt”, Kumar cho biết. Ông đã photo bản thảo của Halder và gửi cho một số người bạn của mình làm trong ngành xuất bản.

"Họ thích. Cuốn sách đã gợi cho họ nhớ đến Anne Frank - một cô bé thích viết nhật ký và đã chết khi còn đang rất trẻ”, Halder bổ sung, “Tôi được khuyến khích là hãy viết tất cả về cuộc đời mình. Lúc đó tôi không hề có ý định xuất bản sách. Tôi chỉ viết vậy thôi”.

Được đánh giá là một cuốn sách có ý nghĩa, A Life Less Ordinary được dịch ra nhiều phương ngữ tại Ấn Độ và đã nhận được rất nhiều sự đồng cảm từ những người phụ nữ có cùng hoàn cảnh như tác giả.

“Đây không phải là cuốn sách để đọc rồi quên lãng”, một bài bình luận trên The Hindu viết. “Nó đặt ra câu hỏi về số phận của hàng triệu phụ nữ bị đối xử một cách thô bạo và bất công tại Ấn Độ”.

Sự thực, đó là câu chuyện về lòng quả cảm của con người trước hoàn cảnh khó khăn”.

Tác phẩm còn là một bức tranh chân thật về quan niệm của xã hội Ấn Độ đối với những phụ nữ bỏ chồng. Họ bị dư luận coi thường và bị đẩy đến bờ vực của sự sống.

Xem thêm thông tin việc làm thêm, đăng tin Tuyển dụng việc làm thêm tại timviecnhanh.com/ - www.timviecnhanh.com ​ Việc làm thêm​ vieclambanthoigian.vn/ - Việc làm bán thời gian​ kiemviec.net/ - Kiếm việc tại Tìm Việc Nhanh​ Thông tin duhoc.timviecnhanh.com/ - du học​ Thông tin khoahoc.timviecnhanh.com/ - khóa học​ Tiếp thị Mạng xã hội: tiepthi.timviecnhanh.com/ - laptop, may tinh xach tay, may tinh bang, dien thoai​ tuyendungnhanh.com/ - Tuyển dụng nhanh​ Kinh nghiệm tìm vieclam.timviecnhanh.com/ - việc làm​ Kinh nghiệm tuyendung.timviecnhanh.com/ - tuyển dụng​ vieclamthem.com.vn/ - Việc làm thêm ngành công nghệ thông tin​

Xem chi tiết : Từ người giúp việc gia đình trở thành nhà văn ăn khách

Chuyên mục: Việc làm, tìm việc, viec lam, tim viec

Nguồn: quangcao.sieuthikythuatso.vn

Liên kết khác

Sieuthikythuatso.vn - Laptop - may tinh xach tay - may in - may anh - may photocopy