Nếu bạn đang thắc mắc câu tục ngữ Ăn phải nhai nói phải nghĩ có nghĩa là gì thì có thể tham khảo bài viết này với 1 đoạn văn ngăn gọn nhưng giải thích đầy đủ của câu này về lời khuyền nhủ của người xưa cho mọi người việc ăn nói phải cẩn thận. Ăn thì phải nhai kỹ để tốt cho dạ dầy. Nói phải suy nghĩ kỹ để không vạ miệng.

Đoạn văn mẫu giải thích câu “Ăn phải nhai nói phải nghĩ”

Lời ăn tiếng nói luôn là một trong những yếu tố quan trọng trong giao tiếp, từ xa xưa, ông cha ta đã có câu “Ăn phải nhai, nói phải nghĩ” như một kim chỉ nam cho mỗi người trong cuộc sống hôm nay. Câu nói khuyên mỗi chúng ta trước khi nói một điều gì đó cần phải suy nghĩ một cách chín chắn, kỹ lưỡng, tránh nói năng thiếu suy nghĩ và coi đó là việc làm cần thiết giống như việc khi ăn ta phải ăn uống từ tốn, nhai kỹ nuốt chậm. Đó đều là những kỹ năng cần thiết đối với mỗi chúng ta. Lời ăn tiếng nói là một trong những cách để thể hiện chính con người mình, trình độ học vấn, đạo đức con người. Những lời nói dễ nghe, lịch sự thể hiện bạn là một con người văn minh, có học thức, tôn trọng người đối diện, ngược lại những lời nói bậy bạ, tục tĩu, bốp chát lại khiến người khác nghĩ bạn là một người thiếu văn hoá, vô đạo đức. Hơn nữa, một lời nói đôi khi cũng quyết định đến cả cảm xúc của người đối diện và không khí của cuộc giao tiếp, do đó, ta cần phải suy nghĩ cẩn trọng trước khi bật ra lời nói để thể hiện suy nghĩ của mình. Nói đúng nơi, đúng hoàn cảnh , phù hợp với tâm trạng của người khác, thì người đối diện cũng sẽ cảm thấy được tôn trọng, an ủi, và có thiện cảm với ta hơn. Nói năng thiếu suy nghĩ, động chạm vào nỗi đau, nỗi khổ của người khác, cho dù có lúc lời nói ta cho là có ý tốt hay bình thường với người ta , nhưng khi nói ra, sự cảm nhận ấy khác hẳn với những gì mà chính bạn cảm nhận, điều đó sẽ không chỉ làm ta mất thiện cảm với người khác mà đôi khi còn là sự xúc phạm đến người đối diện. Câu nói của ông cha ta đã thực sự đề cao vai trò của lời ăn tiếng nói trong cuộc sống nói chung và giao tiếp nói riêng, tuy vậy ngoài ra còn có rất nhiều những câu ca dao tục ngữ khác cùng thời cũng đề cao vấn đề này như “Chim khôn kêu tiếng rảnh rang/Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe” hay “Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Trong cuộc sống hôm nay, khi xã hội ngày càng phát triển, đời sống con người được nâng cao thì yêu cầu trong khả năng giao tiếp, ăn nói cũng được đề cao hơn hết. Nó giúp con người đạt được những thành công nhất định, hoà hợp được với những người xung quanh, có được những cơ hội tốt nhất để phát triển. Vậy nên, mỗi người cần rèn luyện lời năng tiếng nói của mình, nói năng lịch sự, có chừng mực, tôn trọng mọi người, tránh nói những lời khó nghe, bậy bạ, xúc phạm người khác. Là một người trẻ trong thế hệ trẻ hôm nay, bài học đúng đắn mà ông cha ta đề ra lại càng có giá trị hơn nữa. Nó là một hành trang cần thiết để chúng ta chuẩn bị bước vào cuộc sống sau này.