Hướng dẫn Phân tích bài thơ "Lai tân" của Hồ Chí Minh. Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ vĩ đại, anh hùng giải phóng dân tộc, nhà tưởng, nhà chính trị lỗi lạc và đặc biệt Người còn là nhà văn, nhà thơ kiệt xuất. Những tác phẩm mà Người sáng tác trước giờ đều không bắt nguồn từ mục đích nghệ thuật mà chủ yếu là phục vụ cho chiến đấu, cách mạng nhưng lại vô tình để lại cho dân tộc một gia tài văn chương tuyệt vời. Thậm chí tập “Nhật kí trong tù”- Những dòng thơ mà Người viết chỉ để “ngâm ngợi cho khuây” trong những ngày sang Trung Quốc tranh thủ viện trợ thế giới, bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam vì bị tình nghi là Hán gian cũng trở thành viên ngọc quý trong kho tàng văn học. Đa số những bài thơ trong tập nhật kí đều chỉ vẻn vẹn có bốn dòng thơ nhưng từ ngôn từ đến tài năng đều đầy ắp, đã vạch trần không biết bao nhiêu sự thực xấu xa ở nơi ngục thất tối tăm. “Lai Tân” là một trong số những bài thơ điển hình thể hiện sự phê phán, vạch trần này. Dưới đây là dàn ý và bài làm cụ thể cho đề bài Phân tích bài thơ "Lai tân" của Hồ Chí Minh. Để làm bài tập này, chúng ta cần giới thiệu bài thơ, hoàn cảnh sáng tác, phân tích những hình tượng hiện thực trong bài thơ và giọng điệu dùng để đả kích của Hồ Chí Minh.

DÀN Ý PHÂN TÍCH BÀI THƠ "LAI TÂN" CỦA HỒ CHÍ MINH

1. MỞ BÀI

Giới thiệu “Nhật kí trong tù”

Giới thiệu về bài thơ “Lai tân”

2. THÂN BÀI

- Hoàn cảnh sáng tác: bốn tháng đầu bị giam

- Câu thơ 1: Hiện tượng ban trưởng đánh bạc

- Câu thơ 2: Cảnh trưởng ăn hối lộ

- Câu thơ 3: Huyện trưởng hút thuốc phiện

- => Tình trạng vô trách nhiệm, hám lợi, tham lam, bê tha của bọn quan lại.

- => Chính quyền Tưởng Giới Thạch suy nhược

- Câu 4: Câu châm biếm, đả kích, câu hỏi về sự thái bình của Lai Tân.

3. KẾT BÀI

Bài thơ là lời đả kích sự suy tàn của đám quan lại dưới quyền Tưởng Giới Thạch, những trụ cột đáng lo ngại của đất nước

BÀI LÀM PHÂN TÍCH BÀI THƠ "LAI TÂN" CỦA HỒ CHÍ MINH

Tháng 8/ 1942, Nguyễn Ái Quốc lên đường sang Trung Quốc tranh thủ sự viện trợ của thế giới cho cách mạng Việt Nam, nhưng đến Quảng Tây- Trung Quốc, Người bị tình nghi là Hán gian, bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam suốt mười ba tháng, bị giải đi hơn mười tám nhà lao của mười ba huyện. Trong những ngày tháng này, Người đã chứng kiến được hết những bể chìm của sự mục ruỗng ở chính những người được cho là đại diện cho chính quyền. Trong tác phẩm của mình, Người đã nhiều lần phản ánh và đả kích điều này, một trong những bài thơ như thế là “Lai Tân”.

Bài thơ chỉ có vẻn vẹn bốn câu thơ nhưng ba câu thơ đầu ngắn gọn với sự khát quát về ba nhân vật khác nhau đã cho thấy được phần nào một xã hội lúc bấy giờ;

Giam phòng ban trưởng thiên thiên đổ,

Cảnh trưởng tham thôn giải phạm tiền;

Huyện trưởng thiêu đăng biện công sự,

Nhấn để mở rộng...

Dịch thơ:

Ban trưởng nhà lao chuyên đánh bạc,

Giải người, cảnh trưởng kiếm ăn quanh;

Chong đèn, huyện trưởng làm công việc,

Nhấn để mở rộng...

Ba câu thơ ngắn như ba câu tự sự vắn tắt về những hành động thường nhật của những quan quản lí ngục thất đã bộc lộ rất rõ bản chất tệ hại của chúng. Ban trưởng thì là một kẻ cờ bạc đã đến hạng “chuyên” tức là thường thường, ngày ngày không bao giờ dứt ra khỏi chiếu bạc, thử hỏi một trưởng ban như vậy thì còn thì giờ đâu để cai quản ngục thất? Còn tên cảnh trưởng tuy có “chuyên tâm” vào việc giải phạm nhân nhưng vốn trông vào đó để kiếm lời qua nhận hối lộ, người như vậy không thể đảm bảo được sự công bằng và đem lại không ít khổ cực trong một nơi đã không nhiều vui sướng này. Đến tên huyện trưởng, ngày ngày “chong đèn”, nghe có vẻ như là một người chăm chỉ bận công việc nhưng thực chất đó không phải là ngọn đèn dầu đêm thắp lên vì nhiều việc bận mà là bàn đèn thuốc phiện. Huyện trưởng chính là một con nghiện, vừa kém sức khỏe, kém trách nhiệm thậm chí sa đọa, không bằng được cả những tù nhân mà mình đang quản lí. Ở nguyên tác, Hồ Chủ Tịch để tên ba nhân vật “đáng khen” này ở ngay đầu câu thơ thậm chí cố ý xếp chức hiệu của chúng từ cao đến thấp như có ý nhấn mạnh vào những tên mang mác quan lại, những tên tuy không phái là quan to chức lớn nhưng cũng mang ý nghĩa đại biểu cho chính quyền ở tại nhà lao lúc bấy giờ. Vậy mà từ tên có chức vị cao đến tên chức vị thấp đều đáng chê cười. Nếu không phải là ăn chơi, sa đọa thì là hám tiền, vô đạo đức. Bao nhiêu đó thôi đủ để thấy bộ mặt của cả một xã hội, của cả chính quyền lúc bấy giờ, để mà Người phải thốt lên:

Lai Tân y cựu thái bình thiên.

Nhấn để mở rộng...

Dịch thơ:

Trời đất Lai Tân vẫn thái bình.

Nhấn để mở rộng...

Có những tên quan cai quản như vậy mà trời đất Lai Tân này vẫn thái bình được ư? Rõ ràng Người dùng từ “thái bình” này với ý mỉa mai diễu cợt, ở Lai Tân, chắc chắn một điều là loạn lạc bởi những tên quan phụ mẫu sa đọa, tham lam, vô đạo đức này. Lúc này, hoàn cảnh Trung Hoa không phải là yên bình, Nhật đang muốn thâu tóm lãnh thổ, bao nhiêu tráng sĩ đổ máu ngoài sa trường mong giữ vững độc lập, tự do cho tổ quốc, đảm bảo ấm no cho nhân dân vậy mà những tên được gọi là “quan” này lại dửng dung như không, thậm chí không làm tròn bổn phận của mình, khiến nhân dân đã cực nay còn cực hơn.

Chỉ với bốn câu thơ nhưng đã bộc lộ sâu sắc tình hình trong nước của Trung Hoa lúc bấy giờ, một sự mục ruỗng thậm tệ của chính quyền phong kiến đáng mỉa mai, đả kích, một xã hội như vậy chỉ có thể loại bỏ nhân dân mới mong có được thái bình. Những câu thơ đọc lên không có gì là dụng công nhưng lại tạo hiệu quả sâu sắc đến thế bởi tài năng của Hồ Chủ Tịch.