Hẳn là chúng ta sớm hay muộn cũng sẽ đi làm nhỉ? Đó là vấn đề thời gian mà ai ai cũng biết. Có người sẽ tự làm kinh doanh riêng, có người sẽ đi làm thuê ăn lượng.. và còn nhiều hình thức công việc khác nữa. Hôm nay mình sẽ thảo luận một chút về việc đi làm thuê. Môi trường làm việc thực sự rất quan trọng, nó quan trọng hơn đồng lương bạn nhận được. Vì vậy bạn nên tìm hiểu thật kỹ công ty và bộ phận bạn sẽ nộp hồ sơ vào. Và một điều mình muốn thảo luận rõ hơn là người sếp trực tiếp của bạn. Những vị sếp ở thượng tầng sẽ cho ta sự kính nể về thành công họ đạt được cũng như những lời hứa đãi ngộ nếu chúng ta làm tốt. Nhưng thực tế trong quá trình làm việc chúng ta hầu như sẽ không tiếp xúc với họ mà trực tiếp chịu sự quản lý của người sếp tầm trung. Mình không nói về năng lực, mà nói về phẩm chất của người sếp đó. Nếu họ là một người sếp tốt, sẵn sàng chỉ bảo bạn những kiến thức mà bạn không biết, mắng bạn khi bạn làm sai nhưng không hề trù dập bạn thì đó là người bạn nên cố gắng học hỏi và tông trọng. Tuy nhiên nếu người sếp đó nhăm nhăm chỉ nhìn vào cái sai của bạn, không nhìn nhận những việc bạn làm tốt thì mình nghĩ bạn nên rời công ty hoặc xin luân chuyển vị trí khác. Vì người sếp đó gần như sẽ vẫn ở đó, một thời gian dài nữa mới có thể luân chuyển qua vị trí công tác khác, trong khi đây là thời gian bạn cần gặp được một người anh, người chị tốt hướng dẫn cho bạn. Vấn đế sếp hợp chúng ta hay không, đang trù dập hay chỉ trách móc khi bạn sai, vẫn cố gắng hướng dẫn cho một thanh niên trẻ mới chập chững vào nghề chúng ta có thể cảm nhận được sau khoảng 3 tháng. Đôi khi cái chúng ta cần là sự thẳng thắn, tinh thần học hỏi và sự quyết đoán xin thôi việc khi bị chèn ép. Hãy để 2 năm đầu là sự trải nghiệm, học hỏi và quyết tâm nỗ lực hết mình vì công việc. Đừng nản chí khi lần đầu xin việc gặp một sếp tồi.