Ô nhiễm môi trường đất đang là một chủ đề nóng và đáng báo động ở trên toàn thế giới. Đất bị ô nhiễm bắt nguồn từ rất nhiều những nguyên nhân khác nhau. Chính vì vậy, chúng ta cũng cần rất nhiều những biện pháp khác nhau để giảm thiểu và hạn chế ô nhiễm môi trường đất. Mời bạn tham khảo ngay bài viết chi tiết nhất dưới đây của chúng tôi để tìm hiểu thêm thông tin về ô nhiễm môi trường đất nhé.

1. Ô nhiễm môi trường đất là gì?

Ô nhiễm môi trường đất là tình trạng môi trường đất đã xuất hiện nhiều chất xenobiotic gây độc hại, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống của con người và động vật. Các chất độc này được hình thành trong quá trình sản xuất nông nghiệp và công nghiệp.

2. Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường đất là gì?

Ô nhiễm môi trường đất bắt nguồn từ rất nhiều những nguyên nhân khác nhau, nhưng có lẽ nhiều nhất là phải kể đến các tác động cụ thể dưới đây:

Do lượng chất thải từ các hoạt động sản xuất công nghiệp: Hiện nay, có rất nhiều nhà máy và khu công nghiệp bất chấp các quy định về an toàn nước thải mà xả thẳng chúng ra bên ngoài môi trường khi chưa được qua xử lý. Từ đó, dẫn đến những hệ lụy vô cùng nguy hại cho môi trường đất.

Chẳng hạn như tại các nhà máy nhiệt điện, lượng than hằng ngày được đốt cháy rất nhiều, khi này sẽ có một số chất không phân hủy được sẽ tồn tại dưới dạng tro rồi thẩm thấu xuống lòng đất, lâu dần sẽ tích tụ và biến thành các chất thải độc hại.

Do chất thải từ các hoạt động nông nghiệp: Quá trình canh tác trong nông nghiệp thường xuyên phải sử dụng đến các loại hóa chất như thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ. Tuy nó là phương pháp khá hiệu quả đối với người nông dân, thế nhưng các loại độc tính ở trong các loại hóa chất này có thể gây ra các ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường.

Bên cạnh đó, các hóa chất khi ngấm vào trong lòng đất cũng có thể sẽ ngấm xuống các mạch nước ngầm và làm cho toàn bộ nguồn nước bị ô nhiễm, điều này sẽ đặc biệt nguy hại đối với những hộ gia đình đang sử dụng các nguồn nước giếng chưa qua xử lý.

Do tình trạng đất nhiễm mặn, đất nhiễm phèn lan rộng: Nước nhiễm mặn là do lượng muối ở trong biển, nước thủy triều dâng cao hay từ các mỏ muối. Khi này nồng độ Na, Cl, Kali cao làm tăng áp suất thẩm thấu và gây hạn sinh lý ở giới thực vật phát triển.

Bên cạnh đó, nguồn nước nhiễm phèn thì được cho là do nước đã bị nhiễm sắt, làm cho độ Ph ở trong môi trường giảm dẫn đến tình trạng ngộ độc cho cây cũng như động vật sinh sống ở trong môi trường đó.

3. Thực trạng ô nhiễm môi trường đất

Hiện nay, tình trạng ô nhiễm đất tại Việt Nam không chỉ diễn ra ở nông thôn mà còn ở các thành phố lớn. Theo thống kê, có 3,3 triệu hecta đất chưa được đưa vào sử dụng đang bị suy thoái, quỹ đất sử dụng cho nông nghiệp cũng đang bị ô nhiễm rất nặng nề.

Điển hình nhất cho thực trạng này chính là đất bị khô cằn, chứa chất xenobiotic, màu đỏ hoặc xám không đồng đều, sủi bọ trắng hoặc các hạt sỏi có lỗ hổng. Tình trạng ô nhiễm đất khác biệt tùy thuộc vào độ ô nhiễm.

4. Cách khắc phục ô nhiễm môi trường đất

Hiện nay cũng chưa có một biện pháp nào để xử lý triệt để tình trạng ô nhiễm môi trường đất mà chỉ có các giải pháp để hạn chế cũng như giảm thiểu phần nào vấn đề này.

Trước tiên, các bộ ban ngành cần thực hiện các công tác tư tưởng để người dân có thể hiểu về những tác hại của ô nhiễm môi trường đất. Từ đó, giúp cho mỗi người dân nâng cao ý thức bảo vệ môi trường nói chung cũng như môi trường đất nói riêng.

Hạn chế sử dụng các loại thuốc trừ sâu cũng như các chất hóa học trong sản xuất nông nghiệp. Bộ Nông Nghiệp nước ta khuyến khích người nông dân sử dụng các loại phân bón hữu cơ thay cho thuốc trừ sâu để giảm thiểu các độc tố ngấm vào lòng đất.

Trồng cây, phủ xanh đồi trọc: Rừng cây có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ môi trường. Để làm được điều này thì chúng ta phải cần mở rộng diện tích trồng cây, ngăn chặn nạn phá rừng.

Ưu tiên sử dụng các sản phẩm hữu cơ: Đây cũng được coi là một trong những giải pháp để người nông dân hạn chế sử dụng các hóa chất như thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ trong quá trình trồng trọt.

Tiết kiệm năng lượng: Để tạo ra năng lượng điện, con người ta sẽ phải đốt các nhiên liệu hóa thạch. Tuy nhiên điều này đã khiến cho lượng nitơ thải vào không khí rất lớn và đọng lại trên mặt đất, từ đó dẫn đến tình trạng ô nhiễm đất và nước.