Câu 1: Trình bày điều kiện lịch sử - xã hội tác động đến quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh:

Xã hội VN

- Xã hội VN thế kỷ XIX cho đến khi trước khi Pháp xâm lược vẫn là một xã hội phong kiến, nông nghiệp lạc hậu, trì trệ. Sau khi lật đổ nhà Tây Sơn triều đình nhà Nguyễn đã thi hành một chính sách đối nội, đối ngoại bảo thủ, phản động .Điều đó đã làm cho nước ta vốn đã lạc hậu càng lạc hậu hơn.

- Năm 1858, Pháp chính thức xâm lược VN, triều đình nhà Nguyễn thối nát bạc nhược dưới sức ép của nhân dân đã kháng cự một cách yếu ớt dần dần từng bước thỏa hiệp, nhượng bộ và cuối cùng là cam chịu đầu hàng, đẩy nhân dân ta vào cảnh cực kỳ khó khăn, một cổ hai tròng (phong kiến và thực dân).

- Trước tình cảnh đó, có hàng loạt các cuộc khởi nghĩa nổ ra ở khắp mọi nơi theo nhiều xu hướng khác nhau nhưng cuối cùng đều bị thất bại (Hoàng Hoa Thám,Phan Đình Phùng, Phan Bội Châu,…). Con đường cách mạng Việt Nam lâm vào cảnh bế tắc về đường lối, chưa có lối thoát.

- Chính lúc đó Nguyễn Ái Quốc đã xuất hiện. Vượt lên trên những hạn chế của các nhà yêu nước đương thời. Người đã đến được với CN Mác-Lênin và con đường cứu nước đúng đắn

Quê hương và gia đình.

- Hồ Chí Minh sinh ra trong một gia đình nhà Nho yêu nước, gần gũi với nhân dân, chủ trương lấy dân làm hậu thuẫn cho mọi cải cách về chính trị, xã hội của mình. Hồ Chí Minh đã tiếp thu một cách sâu sắc tư tưởng thương dân của người cha. Sau này gặp trào lưu tư tưởng mới của thời đại đã được nâng lên thành tư tưởng cốt lõi trong đường lối chính trị của Người “lấy dân làm gốc”.

- Nghệ Tĩnh, nơi Người sinh ra cũng là mảnh đất giàu truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm và cũng là quê hương của nhiều anh hùng nổi tiếngtrong lịch sử chống giặc ngoại xâm. Hơn nữa ngay từ nhỏ Người đã đau xót chứngkiến cuộc sống nghèo khổ, bị bóc lột đến cùng cực của đồng bào mình ngay trênmảnh đất quê hương.

à Tất cả những điều đó đã thôi thúc Người phải sớm ra đi tìm một con đườngmới để cứu dân, cứu nước.

Thời đại.

- CN Tư bản chuyển từ giai đoạn tự do cạnh tranh sang giai đoạn Tư bản độc quyền (tức là chủ nghĩa Đế Quốc) đã xác lập được địa vị thống trị của mình trên phạm vi thế giới. Vì vậy cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc sang thế kỷ XX không còn là hành động riêng rẽ của nước này chống lại sự xâm lược và thống trị của nước khác như trước kia nữa mà đã trở thành cuộc đấu tranh chung của các dân tộc thuộc địa chống chủ nghĩa Đế quốc, chủ nghĩa Thực dân gắn liền với phong trào đấu tranh của giai cấp vô sản chống lại giai cấp tư sản.

- Trong điều kiện lịch sử mới, mỗi thuộc địa là một mắt khâu của hệ thống đế quốc,do đó cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của mỗi nước nếu chỉ tiến hành riêng rẽ thì không thể nào giành thắng lợi.

- Khi còn ở trong nước, Nguyễn Ái Quốc tuy chưa nhận thức được đặc điểm của thời đại, nhưng từ thực tế lịch sử, Người đã thấy rõ con đường của các bậc cha anh là cũ và không đem lại kết quả. Người quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước.

- Cuối 1917, NguyễnÁi Quốc từ Anh trở về Pháp, đến sống và hoạt động ở Pari. Đây là một sự kiện rất quan trọng trong cuộc đời Người. Tham gia phong trào lao độngPháp, sát cánh với những người yêu nước Việt Nam và những Người cách mạng từ cácnước thuộc địa của Pháp, Người đã gia nhập Đảng Xã hội Pháp, một chính đảng duy nhất của nước Pháp bênh vực các dân tộc thuộc địa.

- 1917 cách mạng tháng 10 Nga thành công đã mở ra cho nhân loại một con đường mớiđể giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc nhằm giải phóng triệt để loài ngườikhỏi mọi ách áp bức bất công. Nguyễn Ái Quốc đã nhanh chóng đưa con đường cáchmạng Việt Nam đi theo con đường cách mạng vô sản mà cách mạng tháng 10 Nga đãvạch ra. Chính vì vậy mà Người đã khẳng định: “Muốn cứu nước và giải phóng dântộc, không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản.”

- Điều đó được khẳng định rõ hơn khi Người đọc bản luận cương của Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa năm 1920. Chính luận cương Lênin đã giúp Người tìm ra con đường chân chính cho sự nghiệp cứu nước, giải phóng dân tộc.

- Năm 1920, tại Đại hội Tua người đã tham gia sáng lập Đảng cộng sản Pháp. Sự kiện này đã đánh dấu bước chuyển biến trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Người từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa Mác - Lê nin, từ người yêu nước trở thành người cộng sản.

- Trong quá trình ra đi tìm đường cứu nước, Người thấy tư tưởng của chủ nghĩaMác - Lênin, tư tưởng của cách mạng vô sản phù hợp với con đường để có thể cứudân tộc mình. Chính vì vậy Người đã tham gia cách mạng, đến với chủ nghĩa Mác -Lênin, đánh dấu sự chuyển biến từ người yêu nước thành người cộng sản. Và Ngườitừ người đi tìm đường cứu nước đã thành người dẫn đường cho cả dân tộc đi theo.

Câu 2: Trình bày những phẩm chất cá nhân ảnh hưởng đến quá trình hình thành và phát triển tư tưởng HCM:

- Thứ nhất: Đó là tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo cộng với đầu óc phê phán tinh tường, sáng suốt trong việc nghiên cứu các cuộc cách mạng tư sản hiện đại không bị đánh lừa bởi hào nhoáng bên ngoài. Người thấy rằng cách mạng tư sản về cơ bản vẫn chưa thể giảiphóng loài người, vẫn còn người bóc lột người.

- Thứ hai: Đó là sự khổc ông học tập chiếm lĩnh vốn tri thức vốn có của thời đại, vốn kinh nghiệm đấu tranh của phong trào giải phóng dân tộc, phong trào công nhân quốc tế để có thể tiếp cận với chủ nghĩa Mác-Lênin, khoa học về cách mạng của giai cấp vô sản quốc tế.

- Thứ ba: Đó là tâm hồncủa một nhà yêu nước, một chiến sĩ cộng sản nhiệt thành cách mạng, một trái tim yêu nước thương dân, thương yêu những người cùng khổ, sẵn sàng chịu đựng những hy sinh cao nhất vì độc lập của Tổ quốc, vì tự do và hạnh phúc của đồng bào.

- Thứ tư: Hồ Chí Minh là người có khả năng xử lý và chuyển hóa những tri thức của dân tộc, nhân loại thành tri thức của bản thân mình.

Nhân cách, phẩm chất, tài năng của HCM đã tác động rất lớn đến sự hình thành và phát triển tư tưởng của Người. Đó là mot con người sống có hoài bão, có lý tưởng yêu nước, thương dân, có bản lĩnh kiên định, có lòng tin vào nhân dân, khiêm tốn, bình dị, ham học hỏi, nhạy bén cái mới, thông minh, có hiểu biết rộng, có phương pháp biện chứng, có đầu óc thực tiễn… Chính nhờ vậy, Người đã khám phá sáng tạo về lý luận cách mạng thuộc địa trong thời đại mới, xây dựng được 1 hệ thống quan điểm toàn diện, sâu sắc và sáng tạo về cách mạng VN, đã vượt qua mọi thử thách, sóng gió trong hoạt động thực tiễn, kiên trì chân lý, định ra các quyết sách đúng đắn và sáng tạo ,biến tư tưởng thành hiện thực các mạng.

Câu 3: Tư tưởng Hồ Chí Minh hình thành và phát triển qua mấy giai đoạn? Hoạt động và nội dung tư tưởng chủ yếu trong mỗi giai đoạn?

Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm của người nhằm đi tới giải phóngdân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người. Tư tưởng đó không thể hình thành ngay một lúc mà trải qua một quá trình hình thành và phát triển lâu dài. Quá trình đó được gắn liền với sự phát triển, lớn mạnh của Đảng và cáchmạng ViệtNam

Từ 1890 – 1911: Giai đoạn hình thành tư tưởng yêu nước và chí hướng cách mạng

+ Tiếp nhận truyền thống yêu nước và nhân nghĩa của dân tộc.

+ Hấp thụ văn hóa Quốc học, Hán học, phương Tây.

+ Chứng kiến cuộc sống cực khổ của nhân dân và tinh thần đấu tranh bất khuất của cha anh, hình thành hoài bão cứu dân cứu nước.

→ tìm được hướng đi đúng để sớm tới thành công.

Từ 1911 – 1920: Giai đoạn tìm tòi, khảo nghiệm

+ Bôn ba khắp châu lục tìm hiểu cuộc sống nhân dân các dân tộc bị áp bức và tìm hiểu các cuộc cách mạng lớn trên thế giới.

+ Năm 1920, tiếp xúc Luận cương của Lênin về vấn đề dân tộc thuộc địa, Nguyễn Ái Quốc đã tìm thấy con đường chân chính cho sự nghiệp cứu nước, giải phóng dân tộc.Người đã tán thành đứng về Quốc tế III, tham gia thành lập Đảng cộng sản Pháp.

→Đánh dấu bước chuyển biến về chất trong tư tưởng Nguyễn Ái Quốc, từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa Lênin, từ giác ngộ dân tộc đến giác ngộ giai cấp, từ ngườiyêu nước thành người cộng sản.

Từ 1921 – 1930: Giai đoạn hình thành cơ bản tư tưởng về con đường cách mạng ViệtNam

Là thời kỳ hoạt động thực tiễn và lý luận sôi nổi phong phú để tiến tới thành lập chính đảng cách mạng ở Việt Nam.

+ Người hoạt động trong Ban nghiên cứu thuộc địa của Đảng cộng sản Pháp, tham giasáng lập Hội liên hiệp thuộc đại, xuất bản báo tuyên truyền chủ nghĩa Mac–Lênin vào nước thuộc địa.

+ Giữa 1923: Người được bầu vào đoàn chủ tịch Hội Quốc tế Nông dân ở Mátxcơva, tham dự Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ V vàĐại hội các đoàn thể quần chúng khác.

+ Cuối 1924: Nguyễn Ái Quốc tổ chức Hội Việt Nam cách mạng thanh niên tại QuảngChâu TQ, mở lớp huẩn luyện đào tạo cán bộ chính trị.

+ Tháng 2- 1930: Người sáng lập ra Đảng Cộng sản Việt Nam và trực tiếp thảo cácvăn kiện. Các văn kiện này cùng 2 tác phẩm “Người hoàn thành” và “Đường Kách mệnh”đã đánh dấu sự hình thành cơ bản tư tưởng Hồ Chí Minh về con đường cách mạngcủa Việt Nam.

Từ 1930 – 1941: Giai đoạn vượt qua thử thách, kiên trì con đường đã xác địnhcho cách mạng Việt Nam

+ Do không nắm được tình hình thực tế, lại bị chi phối bởi quan điểm “tả”khuynh đang ngự tri bấy giờ, Quốc tế Cộng sản đã chỉ trích đường lối củaNguyễnÁi Quốc và đã quyết định đổi tên Đảng Cộng sản Việt Nam thành Đảng Cộng sản Đông Dương đồng thời ra nghị quyết thủ tiêu Chánh cương và Sách lược vắntắt.

+ Tuy nhiên, khi nguy cơ của chủ nghĩa phát xít và chiến tranh thế giới mới đến gần, Đại hội VII Quốc tế Cộng sản đã có sự chuyển hướng về sách lược, thành lậpMặt trận dân chủ chống phát xít đồng thời tự phê phán các biểu hiện biệt phái, côđộc trước đây.

+ Tháng 11 – 1939 Nghị quyết Trung ương khẳng định tất cả mọi vấn đề phải nhằm vàomục đích giải phóng dân tộc, lấy quyền lợi dân tộc làm tối cao mà giải quyết.

→ Phản ánh quy luật của cách mạng Việt Nam, giá trị và sức sống của tư tưởng HồChí Minh.

Từ 1941 – 1969: Giai đoạn phát triển và thắng lợi của tư tưởng Hồ Chí Minh

+ Đầu 1941: Nguyễn Ái Quốc về nước trực tiếp chỉ đạo Hội nghị lần thứ 8 BanChấphành Trung ương khóa I, đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc cao hơn hết, lậpra Mặttrận Việt Minh, đưa tới thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám, cũng là thắng lợi đầu tiên của Tư tưởngHồ Chí Minh.

+ Sau khi giành chính quyền, ta phải tiến hành 2 cuộc kháng chiến chống Pháp vàMỹ, vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội miền Bắc, vừa đấu tranh giải phóng miền Nam. Đâylà thời kỳ tư tưởng Hồ Chí Minh được bổ sung, phát triển và hoàn thiện: về đườnglối chiến tranh nhân dân là dựa vào sức mình là chính; về xây dựng chủ nghĩa xãhội là quá độ lên chủ nghĩa xã hội không trải qua chế độ tư bản chủ nghĩa; vềxây dựng Đảng với tư cách là một Đảng cầm quyền, về xây dựng Nhà nước kiểu mớicủa dân,do dân, vì dân…

+ Trước khi qua đời, Hồ Chí Minh đã để lại Di chúc thiêng liêng tổng kết sâu sắcnhững bài học đấu tranh và thắng lợi của cách mạng Việt Nam, đồng thời vạch ranhững định hướng cho sự phát triển của đất nước và dân tộc sau khi kháng chiếnthắng lợi

+ Thấm thía cái giá phải trả cho những sai lầm, Đảng và nhân dân ta càng nhân thứcsâu sắc hơn với di sản tinh thần vô giá Người đã để lại. Tư tưởng Hồ Chí Minhđã thực sự là nguồn trí tuệ, nguồn động lực soi sáng và thúc đẩy công cuộc đổimới chúng ta.

Câu 4: Trình bày hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh?

Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống bao gồm nhiều lĩnh vực, là đối tượngnghiên cứu của nhiều bộ môn khoa học khác nhau. Dưới đây là một số nội dung cơbản trong tư tưởng chính trị, tư tưởng văn hóa – đạo đức của Hồ Chí Minh:

+ Tư tưởng về dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc.

+ Tư tưởng về chủ nghĩa xã hội và con đường quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội.

+ Tư tưởng về Đảng Cộng sản Việt Nam.

+ Tư tưởng về đại đoàn kết dân tộc.

+ Tư tưởng về quân sự.

+ Tư tưởng về xây dựng Nhà nước của dân, do dân, vì dân.

+ Tư tưởng về kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.

+ Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh.

+ Tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh.

+ Tư tưởng văn hóa Hồ Chí Minh.

còn nữa.............................

Cachiusa​