Hướng dẫn học sinh lập dàn ý và bài văn mẫu phân tích và cảm nhận 2 khổ thơ đầu bài Tràng Giang lớp 11

Hoài Thanh trong một thời đại trong thi ca từng nhận xét: chưa bao giờ ta thấy một thời đại như thời đại này, cùng một lúc xuất hiện một hồn thơ rộng mở như Thế Lữ, hùng tráng như Huy Thông, trong sáng như Nguyễn Nhược Pháp, ảo nã như Huy Cận, quê mùa như Nguyễn Bính, kì dị như Chế Lan Viên, Hàn Mặc Tử, và thiết tha rạo rực băn khoăn như Xuân Diệu. Để từ đó, ta thấy được rằng thơ Mới là thời kì bùng nổ và giải phóng cái tôi mãnh liệt nhất, phong phú và đặc sắc nhất. trong đấy, ta tháy xuất hiện một hồn thơ ảo não rất riêng đó là Huy Cận. Chàng Huy Cận khi xưa hay buồn lắm, Huy Cận đã khơi dậy cái hồn buồn muôn thuở của Á Đông, người đã lượm lặt những chút buồn rải rắc để làm những vần thơ ảo não. Và điệu riêng ấy, ta gặp rất rõ trong “Tràng Giang” của Huy Cận. vậy thì hôm nay mình sẽ giúp các bạn bài văn phân tích 2 khổ đầu bài thơ “Tràng Giang” nhé. với bài này, các bạn cần phân tích bức tranh thiên nhiên mênh mông, hùng vĩ và rợn ngợp của sông nước Trường Giang đồng thời thấy được tâm trạng của nhân vật trữ tình. Mời các bạn tham khảo bài dưới đây nhé.

LẬP DÀN Ý BÀI VĂN PHÂN TÍCH 2 KHỔ ĐẦU BÀI THƠ “TRÀNG GIANG” CỦA HUY CẬN.

1.MỞ BÀI:

Giới thiệu tác giả, tác phẩm.

Nội dung đoạn trích thơ cần phân tích.

2.THÂN BÀI:

Nội dung:

- Bức tranh thiên nhiên sông nước Trường Giang rợn ngợp, mênh mông hùng vĩ nhưng đượm buồn:

- Sóng gợn buồn điệp điệp.

- Nước song song

- Sông dài trời rộng

- Bến cô liêu.

- Hình ảnh: củi một cành khô lạc mấy dòng, gơi sự cô đơn và lạc lõng của nhân vật trữ tình trong hành trình tìm kiếm chân lí sống.

- Lơ thơ cồn cỏ.

- Gió đìu hiu.

- Tiếng làng xa vãn chợ chiều.

- Như vậy thiên nhiên rợn ngợp, hùng vĩ nhưng lại hoang xơ, tiêu điều và gợi buồn. đó phải chăng là nỗi lòng buồn mang mang thiên cổ sầu của Huy Cận trước cảnh trí non sông.

Nghệ thuật:

- Hình ảnh cổ điển.

- Từ láy song song, lơ thơ, đìu hiu.

- Hình ảnh hùng vĩ, độc đáo.

- Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt

- Nhịp thơ chậm, nhiều thanh bằng.

3.KẾT BÀI:

Khẳng định giá trị và tài năng nhà thơ.

BÀI LÀM BÀI VĂN PHÂN TÍCH 2 KHỔ THƠ ĐẦU BÀI “TRÀNG GIANG”

Mỗi một nhà thơ trong phong trào thơ Mới đều diện cho mình một bộ y phục tối tân khác nhau, một phong cách, một giọng riêng không tìm thấy trong bất kì cổ họng của một người nào khác. Và Huy Cận, bằng nỗi sầu nhân thế, sầu vũ trũ, ông đã đem lượm lặt nhưng chút buồn rải rác để góp nhặt nên những vần thơ âu sầu, ảo não trong “Tràng Giang”. Đặc biệt với 2 khổ đầu bài thơ, bức tranh thiên nhiên hùng vĩ mà đượm buồn cùng tâm trạng bơ vơ, bế tắc đã góp phần làm nên sắc thái rất riêng, rất Huy Cận.

Có thể nói, từng khổ thơ trong Tràng Giang đều được coi như những bài thơ riêng, mỗi khổ đều mang những hương vị vừa cổ điển, vừa hiện đại, đều chứa những đặc sắc hấp dẫn. Khổ đầu:

“Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệpCon thuyền xuôi mái nước song song

Thuyền về nước lại sầu trăm ngả

Củi một cành khô lạc mấy dòng.”

Nhấn để mở rộng...

Hình ảnh “tràng giang” gợi lên một con sông dài, rộng hùng vĩ, với những đợt sóng tung bọt trắng xóa, biểu trưng cho vẻ hùng vĩ của thiên nhiên, sông nước. Nhưng, những đợt sóng ấy lại cứ nối dài triền miên, gối đầu nhau trong những cơn buồn “điệp điệp”. Con thuyền lại một lần nữa xuất hiện, đó là hình ảnh khá quen thuộc ta từng gặp trong nhiều tứ thơ khác:

“Cô chu nhất hệ cố viên tâm.”(Con thuyền buộc chặt mối tình quê).

(Thu hứng-Đỗ Phủ).

Nhấn để mở rộng...

Con thuyền trên sông đưa tiễn người bạn tri kỉ trong thơ của Lí Bạch ở bài “Tống mạnh hạo nhiên chi Quảng lăng”:

“Cô phàm viễn ảnh bích không tận

Duy kiến Trường Giang thiên tế lưu.”

Nhấn để mở rộng...

Hình ảnh con thuyền đã trở thành một thi liệu quen thuộc, cổ điển thường gợi sự cô đơn. Con thuyền ấy trôi dạt mênh mông, vô định trên sông nước, gợi sự cô đơn và vô định của kiếp người. Thuyền và nước gắn liền nhau, ở đây nước sông và con thuyền lại chia đôi ngả, thuyền xuôi mái song song, từ đó thấy sự bơ vơ, lạc lõng của kiếp người trôi nổi. Để con thuyền và nước sông vốn gắn bó ấy mà lại chia xa, khiến cho “thuyền về nước lại sầu trăm ngả”để bỏ buồn cho dòng sông. Phải chăng chính nỗi buồn của hồn người đã bỏ buồn cho cảnh vật. câu thơ cuối khổ là một hình ảnh ngồn ngộn chất sống được đưa vào thơ, đấy cũng chính là tinh thần thơ Mới, là sự sáng tạo của Huy Cận để thấy được ý thức “tập cổ mà không nệ cổ”:

“Củi một cành khô lạc mấy dòng.”

Nhấn để mở rộng...

Hình ảnh một cành củi khô đã được hoán đổi bằng tài năng và sự tinh tế trong chọn lựa và diễn đạt của Huy Cận. nếu thơ ca trung đại thường hay chọn những hình ảnh ước lệ sang trọng thì đến thơ Huy Cận, ông đã sẵn sàng đưa những chất sống ngồn ngộn, sống sít của đời sồng thực tại phồn tạp vào thơ ca “cành củi khô”, rất chân thực và gần gũi với cuộc sống hàng ngày và khiến những vật vô tri vô giác cũng trở nên có linh hồn. cành củi khô đã gợi đến sự sống héo úa, ủ nát và mất hết dần tinh chất sống, hay chính là sự chết chóc vì củi khô còn đâu nhựa sống nữa. Nhưng còn buồn bã và đau đớn hơn là cành củi khô ấy còn “lạc mấy dòng”., cho thấy sự cô đơn, lạc lõng và bế tắc của kiếp người. Hình ảnh một cành củi khô lạc mấy dòng ấy hay chính là ẩn dụ cho thân phận và số kiếp lênh đênh, lạc lõng bơ vơ của con người giữa cuộc sống xô bồ, nhộn nhịp này chăng? Qua đó, kín đáo bày tỏ một niềm đau nỗi xót của Huy Cận. sang đến khổ thơ thứ hai, khung cảnh lại được tô vẽ thêm những nét tiêu điều, thê lương:

“Lơ thơ cồn cỏ gió đìu hiu

Đâu tiếng làng xa vã chợ chiều

Nắng xuống trời lên sâu chót vót

Sông dài trời rộng bến cô liêu.”

Nhấn để mở rộng...

Hình ảnh cồn cỏ lơ thơ, đìu hiu xác xơ một lần nữa thêm vào những nét vẽ tiêu điều, xơ xác cho cảnh vật. có duy nhất một hình ảnh về sự sống được xuất hiện nhưng cũng lãn vãn, ít ỏi. Chợ là biểu trưng cho cuộc sống sôi động, nhộn nhịp và đời sống kinh tế của một vùng, áy thế mà chợ ở đây cũng đâu đó vang vọng không rõ, đã vãn từ lâu sự sống đã đi vào thế tĩnh, không còn nhộn nhịp như trước nữa. Tiếp tục những nét vẽ cho bức tranh phong cảnh, không gian hiện ra càng thêm hùng vĩ. Nắng dồn xuống tận đáy sông và hình ảnh trời dồn lên về phía cao, khiến cho mặt phẳng không gian như bị chia cắt, bị nén chặt và cắt giữa, gây cảm giác ngột thở, khó chịu cho nhân vật trữ tình. Sông dài đấy, nhưng bến cô liêu, lại một lần nữa sự cô đơn xuất hiện đẩy những nỗi buồn càng thấm sau vào ba chiều của không gian, thấm tê tái vào lòng người.

Qua 2 khổ thơ đầu, với những hình ảnh cổ điển quen thuộc và chất hiện đại chính là ở tinh thần cái tôi thơ Mới. Cũng là nỗi buồn nhưng nó không còn gắn với quan niệm và chuẩn mực về đạo đức, trung hiếu tiết nghĩa như thơ ca trung đại, mà đó là nỗi buồn của riêng cá nhân cảm thấy bơ vơ, bế tắc và lạc lõng trước thực tại. Thiên nhiên vì thế dù mênh mông, hùng vĩ nhưng rất cô liêu và tiêu điều, hoang xơ. Bằng tình yêu thiên nhiên và trái tim của mọt cái tôi thơ Mới, với những giọng riêng, Huy Cận đã làm nên những vần thơ thật tính tế mà thấm đượm cảm xúc buồn bã, thê lương.