Hướng dẫn đề phân tích truyện ngắn Hai đứa trẻ lớp 11 hay nhất có dàn ý và bài làm

Cuộc sống không phải lúc nào cũng hoàn hảo. Chúng ta không biết ta sẽ có cuộc sống như thế nào khó khăn hay giàu sang. Nhưng trên tất cả là dù có thế nào thì ta cũng sẽ cố gắng hết sức để có một cuộc sống như ta mình muốn. Sống phải có ước mơ có hoài bão, luôn hướng tới một cuộc sống ý nghĩa, hạnh phúc hơn. Nhưng khi sinh ra có rất nhiều người không may có một cuộc sống không như mong muốn nhưng không vì điều đó mà họ từ bỏ luôn cố gắng nỗ lực. Với những người nông dân cuộc sống có khó khăn đến đâu thì trong lòng luôn có niềm tin mãnh liệt đến một tương lai tốt đẹp hơn. Và các nhà văn khi viết về những kiếp người có cuộc sống tẻ nhạt vô nghĩa đã khắc họa rất rõ tâm trạng cũng như ước mơ của họ. Trong chương trình Ngữ văn lớp 11 chúng ta thường gặp dạng bài phân tích truyện ngắn hai đứa trẻ. Dưới đây là dàn ý và bài làm cho đề bài này mong rằng sẽ giúp các bạn có một định hướng đúng và bài làm tốt nhất. Để làm được đề bài này ta sẽ phân tích bức tranh phố huyện lúc chiều tàn, khi đêm xuống và cảnh đợi tàu.

DÀN Ý: PHÂN TÍCH TRUYỆN NGẮN HAI ĐỨA TRẺ LỚP 11

1.MỞ BÀI

Giới thiệu tác giả Thạch Lam thành viên của Tự lực văn đoàn và các đề tài ông hướng đến.

Giới thiệu tác phẩm Hai đứa trẻ.

2.THÂN BÀI

- Bức tranh phố huyện lúc chiều tàn

- Buổi chiều tàn nơi phố huyện trong không gian chiều quê yên tĩnh đang dần chuyển về đêm, thời gian ngày tàn kết thúc một ngày mở ra đêm tối. Cảnh phố huyện khi về chiều với âm thanh, hình ảnh quen thuộc

- Tâm trạng của nhân vật Liên trong không gian đó buồn với những cảm nhận tinh tế giàu lòng trắc ẩn động lòng thương…

- Bức tranh phố huyện khi trời nhá nhem tối với hình ảnh con người xuất hiện với những kiếp đời tàn.

- Phố huyện khi đêm tối với bóng đêm bao phủ khắp không gian, ánh sáng ít ỏi, cuộc sống người dân khó khăn cùng tâm trạng nhân vật..

- Cảnh chờ tàu được tất cả người dân chờ đợi mang đến nguồn ánh sáng, âm thanh rực rỡ náo nhiệt cả một khoảng không gian…Đoàn tàu đến nhưng đi cũng nhanh mang theo bao sự tiếc nuối của con người.

3.KẾT BÀI

Nêu cảm nhận về tác phẩm và bài học rút ra.

BÀI LÀM: PHÂN TÍCH TRUYỆN NGẮN HAI ĐỨA TRẺ LỚP 11

Là một nhà văn tài năng nên Thạch Lam luôn dành tình cảm của mình cho những người có hoàn cảnh khó khăn sống cuộc sống cơ cực nghèo khó. Họ là những người có ước mơ khát vọng về một cuộc sống mới vui vè, hạnh phúc và đáng sống hơn. Một trong những tác phẩm tiêu biếu nhất chính là Hai đứa trẻ.

Bức tranh phố huyện lúc chiều tà là buổi chiều tàn hưu hắt vắng lặng yên ả với âm thanh hình ảnh đường nét quen thuộc bình dị hình ảnh đồng quê rất đỗi gợi cảm trong trang văn của Thạch Lam. Thời gian là buổi chiều tàn kết thúc một ngày làm việc mở ra đêm tối, khoảng thời gian gợi buồn. Không gian chiều quê yên tĩnh đang dần chuyển về đêm với màu sắc nhòe đi, màu đỏ rực của ánh mặt trời ánh lên một lần rồi vụt tắt. Đêm tối ta nghe thấy tiếng ếch nhái kêu ngoài đồng, tiếng muỗi vo ve. Những âm thanh không sôi động mà sự xuất hiện của nó tô đậm hơn sự buồn tẻ. Buổi chiều phố huyện gợi ra không khí tàn buồn qua hình ảnh âm thanh, màu sắc đượm vào cả câu văn. Mỗi câu văn mở ra một cảnh, cảnh trước gợi cảnh sau, nhạc điệu câu văn ngân nga, ru êm lòng người. Trong không khí đó hai chị em Liên nhìn ra phố huyện hướng con mắt đến nơi có ánh sáng ít ỏi nơi phố huyện đèn nhà bác phở Mĩ, đèn hoa kì…thứ ánh sáng yếu ớt của cuộc sống nghèo khó, mòn mỏi. Tô đậm cuộc sống tối tăm, tù hãm của người dân nơi đây. Đó là cảnh chợ tàn với sự nghèo nàn, tiêu điều, xơ xác chợ chỉ còn rác rưởi, vỏ bưởi, vỏ thị lá nhãn một cảnh sống tù đọng ẩm thấp, tăm tối của không gian phố huyện.

Tâm trạng của Liên là buồn, nhưng lại có những cảm nhận tính tế về cuộc sống nơi đây. Liên là một cô gái giàu lòn trắc ẩn, động lòng thương, sự thấu hiểu đồng cảm với những người cùng cảnh ngộ.

Bức tranh phố huyện khi trời nhá nhem tối. Khi bóng đêm bắt đầu buông xuống con người xuất hiện. Mẹ con chị Tí, chị em Liên hay cả bà cụ Thi hơi điên đã nói lên những kiếp người, tình cảnh của bao người dân nghèo ở những vùng miền trước cách mạng.

Khung cảnh phố huyện lúc về đêm dưới cái nhìn của Liên càng trở nên buồn tẻ đường tối và các ngõ con dần dần chứa đày bóng tối. Không gian phố huyện chỉ thu nhỏ lại ngọn đèn hàng nước của chị Tí đêm đen như nuốt chửng không gian sống. Với Liên thì bóng tối là một điều quen thuộc. Có thể nói ánh sáng yếu ớt không đủ sức xé rách màn đêm. Đó không đơn giản chỉ là bóng tối mà là cuộc sống nghèo khó. Không gian như cầm tù kiếp người. Đối lập với nó là nguồn ánh sáng ít ỏi là những quầng sáng, khe sáng, vết sáng, chấm lửa nguồn ánh sáng nhỏ nhoi gợi lên kiếp người nhỏ bé đang lay lắt giữa một vũ trụ già nua tăm tối.

Người dân với nhịp sống không thay đổi, với động tác quen thuộc chị Tí dọn hàng, bác Siêu thổi lửa, gia đình bác Sẩm…Đó là một cuộc sống tẻ nhạt, buồn chán, những ngày tháng tăm tối như ở phía trước.

Trong khung cảnh đó chị em Liên lại có mong muốn được nhập bọn chơi đùa nhưng lại không thực hiện được. Chị em Liên lại ngước mắt lên bầu trời đầy sao lấp lánh thêm muốn một thế giới khác đầy sao rực rỡ nhưng rồi lại quay trở về với cuộc sống với quầng sáng thân mật. Chị em Liên nhớ lại những ngày tháng ở Hà Nội những kí ức tuổi thơ ùa về. Hà Nội xa xăm Hà Nội bao nhiêu tiềm thức ám ảnh về một cuộc sống đủ đầy hạnh phúc, một quá khứ tươi đẹp không còn nữa đã thôi thúc chị em Liên hướng về nơi có ánh sáng.

Và đêm đến là lúc người dân nơi đây lại cùng nhau chờ đợi một chuyến tàu đến. Tuy rất mệt mỏi nhưng mọi người đều rất cố gắng vẫn khắc khoải mong chờ trang trọng như chờ đón phút giao thừa. Khi đoàn tàu đến hai chị em quan sát thật kĩ đôi mắt chăm chú như nuốt lấy từng thứ âm thanh đang vang lại. Xa là ngọ lửa xanh biếc đến gần bừng lên làn khói sáng trắng. Đoàn tàu đến với nguồn ánh sáng rực rỡ, sáng loáng, sang trọng, lấp lánh. Những nguồn sáng bừng lên đột ngột mạnh mẽ và tắt đi trong tích tắc. Cùng với đó là âm thanh của tiếng còi xe lửa kéo dài, tiếng còi rít lên, tiếng hành khách ồn ào. Không phải âm thanh của cuộc sống tù đọng mà là âm thanh mạnh mẽ náo nhiệt ồn ã. Đoàn tàu đến cũng nhanh và cũng biến mất trong tích tắt như một giấc mơ như một vệt sáng sao bang in lại trên nền trời để lại trong lòng người bao tiếc nuối. Tâm trạng chị em Liên là ngậm ngùi tiếc nuối vì đoàn tàu di qua cuốn theo cả một thế giới rực rỡ năng động mà em chị em luôn khao khát.

Trong mơ tưởng ấy hai tiếng Hà Nội một lần nữa vang lên trong tâm trí Liên gợi nhắc những kỉ niêm ngọt ngào xa xôi. Đoàn tàu chạy về từ Hà Nội từ tuổi thơ đã mất, hồi lại về những tháng ngày quá khứ vừa là chuyến tàu trở đi khát vọng về những tháng ngày đáng sống mạnh mẽ, giàu sang.

Viết về những con người nghèo khổ nhưng Thạch Lam không chỉ thương xót mà hình như nhà văn còn thức tỉnh họ vượt lên số phận để mơ ước về một cuộc sống tốt đẹp hơn đáng sống hơn.