Tên truyện: Đừng tạo bất công cho trẻ nhỏ

Tác giả: Tuyệt Nhiễn Yên

* * *

- Yên Yên, em mệt quá à

Giọng em họ tôi cất lên, mang vẻ mệt mỏi. Tôi đang hăng say với các trang sách cũng tạm gác lại nhìn đứa cháu mình ngồi trước mặt:

- Sao thế, lại cãi nhau với bố mẹ ư?

Nhật Nhật lắc đầu, bỗng òa khóc tôi ngơ ngác đây là lần đầu tiên nó khóc trước mặt tôi. Tôi biết có chuyện gì đó không hay xảy ra với nó, liền ôm nó dỗ dành:

- Thế nào? Nói chị nghe đi nào?

Nó cứ mãi khóc thút thít rồi nghẹn ngào:

- Em muốn được đi ngủ chị à

Tôi tròn xoe mắt:

- Thế thì đi ngủ

Nó lắc đầu mạnh:

- Không được, bài tập nhóm rất nhiều chị à, em mệt lắm.

Nghe tới đây tôi đủ hiểu, là bài tập nhóm nhưng một mình nó làm. Tôi lau nước mắt, dắt nó qua phòng của nó. Nhìn sàn nhà đầy bút viết, bài thuyết trình, bản vẽ khắp nơi. Tôi cúi người thu dọn cho nó. Nó hỏi tôi:

- Yên Yên chị làm gì thế?

- Chị đang dọn dẹp, em mau đánh răng rửa mặt đi ngủ đi.

- Nhưng mà em.. em chưa làm xong.

Tôi nhún vai:

- Em có biết bài tập nhóm là gì không? Là khi mà mọi người cùng nhau làm. Và vì sao giáo viên lại giao bài tập nhóm? Là để cho các em tập thói quen biết hợp tác, phân công việc làm cho nhau. Nhưng nhìn xem, bài tập này quả là không đạt rồi. Đóng lại đi.

Nhật Nhật ngập ngừng rồi đi ngủ. Tôi nhìn nó rồi ra ngoài. Trường hợp của nó tôi gặp nhiều rồi, bản thân tôi biết làm nhiều thì sẽ có nhiều kinh nghiệm. Nhưng nó chỉ là đứa trẻ, nếu cho nó cảm giác bị bất công nó sẽ oan ức, khó chịu những thói xấu từ đó sẽ ra đời. Hôm nay nó khóc, nhưng ai biết mai kia nó sẽ thế nào? Khi tôi còn nhỏ cũng vậy, bài tập nhóm là nỗi sợ của tôi. Vì đó là những lúc bài tập về nhà chất chồng, môn tôi yếu còn nhiều. Chỉ khi làm bài tập, học bài giảng online tôi mới hiểu bài. Mà để làm thì mất rất nhiều thời gian. Còn bài tập nhóm? Nay giao nhưng 3 ngày sau có tiết. Tôi chỉ cắn răng làm, cho tới ngày kiệt sức bật khóc, về sau tôi luôn cáu gắt với gia đình. Lúc đó tôi rất ghét thầy cô, vì sao họ không hiểu cho tôi chứ? Từ đó, tôi luôn mong những người xung quanh tôi, những đứa trẻ sẽ không chịu sự bất công đó. Nhưng không phải vì vậy mà tôi đều né tránh bài tập nhóm hay chỉ làm qua loa.

Trưa hôm sau, Nhật Nhật về nhà nhìn tôi:

- Yên Yên, hôm nay cô không kiểm bài tập nhóm

Tôi gật đầu hỏi lại:

- Vì sao thế?

Con bé vừa lại ghế ngồi vừa nói:

- Huệ Khiết đã đứng lên nói bài tập nhóm nhưng rất ít người làm. Cô giáo lúc đó ngạc nhiên rồi sau đó gật đầu bảo sẽ không chấm bài hôm đó nhưng vẫn nộp bài đó rồi làm vài bài trắc nghiệm liên quan tới bài đó. Sau đó, cô liền cho bài khác thời hạn là 1 tuần.

Tôi mỉm cười, rửa xong chiếc bát cuối liền nhìn cô bé:

- Hôm nay con muốn làm bài tập nhóm không?

Con bé do dự rồi gật đầu.

- Nay cô giáo phân công từng bạn của tổ luôn rồi chị Yên Yên, nhưng hôm khác sẽ tự phân công Tôi gật đâu, dắt con bé làm bài tập. Chia ra thì thấy ít hẳn, còn dư khá nhiều giờ tôi mới bảo:

- Lúc này em thấy nhẹ hẳn nhỉ?

- Dạ đúng rồi

- Lúc này dư giờ, em muốn tích lũy kiến thức thì xem những phần còn lại tra thông tin biết thêm. Tiện cả đôi đường đúng không? Lỡ bạn nào không biết em có thể giúp, chỉ giúp chứ không ôm hết mà làm. Làm vậy là sai, vì ai cũng có quyền học hỏi cả. Em làm hết, bạn em sẽ không biết làm vậy sẽ bất công.

Con bé gật đầu. Hôm sau liền về khoe với tôi điểm 10 tươi rói. Về sau con bé cũng làm việc nhóm với bạn. Tôi cũng rất mừng vì cô giáo tinh tế. Giao bài cho chúng làm nhóm, tôi nghĩ sẽ có bài thiếu sót nhưng cho 10 để chúng biết khi làm nhóm sẽ vui, cao điểm sẽ hạnh phúc lắm từ đó tạo thói quen cho chúng. Không những vậy, còn tránh sự bất công trong lớp học. Có rất nhiều điều ta tưởng nhỏ nhặt nhưng nó ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý của trẻ em. Hôm nay nó khóc, nó cố gắng nhưng hôm sau sẽ thế nào? Không ai biết được. Ai cũng bảo ra đời em sẽ thấy nó bất công thế nào, đáng tiếc bất công luôn ở khắp nơi.